MUA THÉP
Ngày nay các công trình xây dựng hiện đại và gia công thiết kế về thép là rất nhiều cho nên việc mua thép và tìm địa chỉ uy tín để mua thép là rất khó .Vậy nên hôm nay thegioithepvui.com sẽ giúp bạn tìm ra được sản phẩm thép uy tín nhất hiện nay chỉ có tại Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hiền Đường. Mời mọi người cùng tìm hiểu về các loại thép qua bài viết sau đây:
1. THÉP LÀ GÌ ?
Thép là hợp kim chứa chủ yếu Sắt được tạo thành từ quá trình nung chảy với một hàm lượng thành phần Cacbon chứa từ 0,2 – 2,1% về khối lượng (phụ thuộc vào các loại thép khác nhau). Cacbon là nguyên liệu hợp kim chủ yếu cho sắt, nhưng còn có các thành phần hợp kim khác được sử dụng như mangan, chromium, vanadium, tungsten. Cacbon và các thành phần khác có tác dụng như là nhân tố tạo cứng, chống lại sự tách rời, đứt, gãy (biến vị, chuyển pha) trong mạng tinh thể nguyên tử sắt khỏi sự trượt lên các lớp khác.
2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA THÉP:
- Thép là vật liệu kim loại nên có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt mạnh. Ở nhiệt độ 500oC – 600oC thép trở lên dẻo, cường độ giảm. Ở nhiệt độ – 10oC tính dẻo giảm. Ở nhiệt độ – 45oC thép giòn, dễ nứt.
- Thép có cơ tính tổng hợp cao, có tính dễ định hình tốt, có nhiều chủng loại với nhiều công dụng khác nhau nên là vật liệu có tính ứng dụng cao, được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng tàu…
3. ĐẶC TÍNH CỦA THÉP:
- Trong quá trình luyện thép, việc phân chia tỉ lệ cacbon và sắt có thể tạo ra rất nhiều cấu trúc thép với đặc tính khác nhau. Vì vậy, việc luyện thép sẽ không chỉ trả ra một sản phẩm cùng loại, còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng để luyện ra loại thép cho phù hợp.
- Hàm lượng cacbon có trong thép chiếm không quá 2.14% theo trọng lượng.
- Nếu hàm lượng cacbon càng cao thì sản phẩm thép sẽ có độ cứng cao, tăng độ bền nhưng lại giòn và dễ gãy hơn, khó uốn.
- Hàm lượng cacbon càng thấp thì độ dẻo càng tăng
4. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI THÉP:
4.1 Thép Hợp Kim:
Thép hợp kim
- Thép hợp kim thấp: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác ≤2,5%.
- Thép hợp kim vừa: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác 2,5-10%.
- Thép hợp kim cao: tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác >10%.
- CROM (Cr) là thành phần chính để tạo ra thép không gỉ. Tỉ lệ crom dao động trong khoảng 10.5% – 26%.
- NIKEN (Ni): niken giúp thép bền và dẻo dai hơn.
- MANGAN (Mn): Mangan được thêm vào thép nhằm khử oxy hóa trong quá trình nấu chảy để ngăn ngừa hình thành các chất bẩn sunfua sắt làm cho thép bị nứt. Hàm lượng mangan chỉ chiếm 0.5% – 0.8%.
- SILIC(Si) VÀ ĐỒNG (Cu): được thêm vào một lượng nhỏ nhằm chống lại sự ăn mòn của axit sunfuric (H2SO4).
- NITƠ (Ni): nitơ được thêm vào trong trường hợp này để tăng thêm độ bền cho thép.
- MOLYPDEN (Mo): là nguyên tố được thêm vào để chống hiện tượng mòn lỗ chỗ bề mặt và mòn nứt.
- LƯU HUỲNH (S): lưu huỳnh được thêm vào giúp tăng khả năng gia công. Tuy nhiên chỉ thêm vào một ít để tránh hiện tượng giòn sulfur.
4.2 Thép Không Gỉ:
Thép không gỉ
- Austenitic.
- Ferritic.
- Austenitic – Ferritic (Duplex).
- Martensitic.
5. CÁC LOẠI KẾT CẤU THÉP HAY GẶP:
Thép lá:
Thép lá
- Là thép đã được cán mỏng (dày 4-160 mm, dài 6 – 12m, rộng 0.5 – 3.8m), chế tạo thành dạng tấm hoặc dạng cuộn.
Thép hình H, I, U:
- Thép góc: Hay còn được gọi là thép L hoặc thép V. Thép góc được ứng dụng trong việc sửa chữa các máy móc thiết bị, sử dụng trong các góc cửa sổ cửa chính, sử dụng để làm giá đỡv.v.v
- Thép chữ U: Đây là một trong những loại thép hình được sử dụng phổ biến nhất. Được sử dụng cho công trình nhà xưởng, thùng xe, dầm cầu trục.v.v.v
- Thép chữ I: Ứng dụng cao cho các công trình cầu đường, nhà xưởng, cơ khí.
- Thép chữ U và I thành mỏng.
- Các loại thép ống: được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đóng tàu, ô tô.
Thép hộp:
Thép hộp
Thép tròn rỗng (thép ống):
Thép tròn rỗng
Thép tấm (thép cuộn):
Thép cuộn
Thép xây dựng (thép tròn đặc):
Thép thanh tròn trơn:
Thép tròn trơn
- Thép thanh tròn trơn là loại Thép được gia công theo hình trụ, có bề ngoài nhẵn trơn, được sản xuất theo khuôn có chiều dài thông thường là 12m/cây với đường kính thông dụng: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25.
- Thường được cung cấp ra thị trường theo dạng bó có khối lượng trung bình 2000kg/bó và sử dụng trong các trụ của các công trình xây dựng lớn.
Thép thanh tròn có vân:
Thép tròn có vân
- Thép thanh vằn hay thép cốt bê tông có vân (gân) ở mặt ngoài với các đường kính phổ biến Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32
Thép thanh cuộn:
Thép cuộn
- Thép cuộn hay thép dây là loại thép dạng dây được cuộn tròn, có bề mặt trơn nhẵn hoặc có vân (gân) với đường kính thông thường là: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Thường được cung cấp ra thị trường theo dạng cuộn có khối lượng trung bình 200-459kg/cuộn.
- Thép Cuộn thường được sử dụng để gia công kéo dây, xây dựng gia công, xây dựng nhà ở, cầu đường, hầm…
6. ỨNG DỤNG CÚA THÉP VÀO CUỘC SỐNG:
Trong ngành xây dựng:
- Ứng dụng quan trọng nhất của thép trong ngành xây dựng đó là được sử dụng để làm bê tông cốt thép. Sử dụng thép trong xây dựng sẽ gia tăng sự kiên cố, chắc chắn cho ngôi nhà của bạn.
- xây dựng các hạ tầng cơ sở, công trình giao thông để phục vụ nhu cầu của người dân.
Trong ngành công nghiệp đóng tàu:
- Một trong những ứng dụng của thép mà các bạn không thể bỏ qua chính là sử dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu. Nhờ độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, mài mòn tốt lại dễ dát mỏng, người ta thường sử dụng thép để đóng tàu thuyền. Đặc biệt phần vỏ tàu là nơi sử dụng nhiều thép nhất để tăng thời gian sử dụng của tàu.
Qua bài viết trên mong rằng sẽ giúp được một phần nào cho anh em hiểu đôi chút về về các loại thép phổ biến như hiện nay. Để được tư vấn về các sản phẩm thép và báo giá về các loại thép phổ biến hiện nay thì các bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Bài viết liên quan:
=======================================================
- Địa chỉ: Đa Hội - Từ Sơn - Bắc Ninh
- Điện thoại: 02226558833 - 0982756694
- Website: thegioithepvui.com
- Email: Thepvui@gmail.com